Sáp nhập và chia tách địa phương Chính_quyền_địa_phương_ở_Việt_Nam

Từ thập niên 1960 đến thập niên 1980, ở Việt Nam có xu hướng sáp nhập nhiều địa phương nhỏ thành địa phương lớn. Tuy nhiên, từ thập niên 1990 đến 2008 lại có xu hướng ngược lại- nghĩa là chia tách các địa phương thành những địa phương nhỏ hơn. Trong nhiều trường hợp, xu thế chia tách này mang hình thức tái lập tỉnh hay tái lập huyện. Các xu thế này xảy ra ở cả ba cấp tỉnh, huyện và xã. Nếu như vào năm 1986, ở Việt Nam có 40 địa phương cấp tỉnh, 522 địa phương cấp huyện và 9901 địa phương cấp xã, thì vào năm 2005 có tới 64 tỉnh/thành, 671 huyện, và 10876 xã.

Lý do được công bố chính thức khi tiến hành chia tách địa phương là địa phương lớn khiến công tác quản lý của chính quyền gặp khó khăn, nhiều chính sách của chính quyền trung ương không về được tới chính quyền địa phương cấp cơ sở vì tỉnh và huyện rộng quá. Tuy nhiên, nhiều quan lý do thực tế có thể là tính cục bộ địa phương giữa các địa phương và sự yếu kém về năng lực quản lý của chính quyền tỉnh.

Từ thập niên 2008 đến nay, Việt Nam đang tiến hành sáp nhập lại nhiều địa phương nhỏ thành địa phương lớn. Từ năm 2008, Việt Nam có tới 63 tỉnh/ thành, trong đó có 5 thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ